SimMobile

Phong thủy trong sim điện thoại

Số điện thoại của mình đã thực sự là số đẹp chưa ? Đây là câu hỏi mà dù bạn là ai đi nữa khi dùng một số điện thoại cũng có mong muốn chọn được một số đẹp - số dễ nhớ một cái đẹp hoàn hảo như tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng với những người nhận cuộc gọi đầu tiên của bạn.

Nhưng còn điểm phong thủy sim điện thoại đó thì sao ? Xin chích dẫn bài đăng của chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt với mong muốn được mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm phong thủy những con số và có được sự lựa chọn hoàn hảo về phong thủy số điện thoại của mình .

Các con số có lẽ được phát minh ra từ lâu đời nhất ngay khi con người bắt đầu hình thành cuộc sống. Các con số có một vai tṛ và ư nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống và nhân sinh. Ngay từ thời kỳ săn bắn hài lượm, con người đã phải biểt đếm để săn bắt, chia sẻ nguồn lương thực. Sau này khi đời sống phát triển, các con số được sử dụng vào việc tính toán thậm chí ngay cả khi chữ viết chưa hình thành. Khoa học hiện đại càng phát triển, các con số cũng được đưa vào những lư thuyết phức tạp hơn để phục vụ cho đời sống và nghiên cứu khoa học, toán học. Một chuyên ngành nghiên cứu chỉ được coi là môn khoa học khi các lư thuyết và ứng dụng của nó có thể diễn giải bằng các con số.

Trở về cội nguồn, cổ nhân xưa đã phát hiện ra những luận thuyết về sự khởi nguồn, sự hình thành phát triển và vận động của vũ trụ, tự nhiên và xă hội. Những luận thuyết ấy chính là học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái vẫn được ứng dụng và ngày càng phát triển cho đến ngày nay. Sự khởi đầu của các con số bắt nguồn từ hệ đếm cơ số 2, người xưa quy thế giới vật chất về hai loại khí Âm và Dương, khí Âm được kư hiệu bằng một vạch đứt - - tức số 0, khí Dương được kư hiệu bằng một vạch liền - tức số 1. Hệ đếm nhị phân 0,1 cũng chính là hệ đếm của máy tính điện tử.

Hai khí Âm Dương vận động hình thành nên vũ trụ:

Vũ trụ hình thành nên từ hai khí Âm Dương cùng vận động thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại trong Dương lại có Âm. Khí Dương thì nhẹ, sáng hướng lên, khí Âm thì nặng đục hướng xuống. Âm thịnh thì Dương suy và ngược lại Dương thịnh thì Âm lại suy, hết thịnh lại đến suy cứ thế luận chuyển hình thành nên vạn vật. Biểu tượng hai khí Âm Dương thể hiện qua đồ hình Âm Dương:

Âm dương

Học thuyết Bát Quái hình thành trên cơ sở học thuyết Âm Dương, hai khí Âm Dương vận động hình thành nên 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương, đó chính là Bát Quái. hình tượng của Bát Quái được hình thành qua các quá tŕnh vận động như sau :

- Lưỡng Nghi được tượng trưng bằng hai vạch Dương và Âm gọi là Dương Nghi và Âm Nghi đại diện cho hai khí Âm, Dương luc chưa vận động.

- TỨ TƯỢNG diễn tả trạng thái hai khí Âm Dương bắt đầu vận động : Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là đã lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm Nghi thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm

Như vậy ta có Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương, trong Dương có mầm Âm. Dương sinh ở dưới thành ra Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở dưới làm chủ. Dương trưởng ở trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đã toàn thịnh. Âm sinh ở trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở dưới làm chủ. Âm trưởng ở dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh.

Thái dương - Thiếu âm - Thiếu dương - Thái Âm

Bát Quái là tám Quẻ, mổi quẻ gồm có ba vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là Quẻ Đơn hay Đơn Quái, dùng để diễn tả 8 hiện tượng chính của hoạt động Âm Dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo một thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên: Dương trước, Âm sau, tay măt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau:

- Quẻ Càn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Dương thành toàn Dương gọi là quẻ Càn (trời, thiên. Càn vi Thiên). Quẻ này thì Dương đã thịnh, và Âm đã hủy

- Quẻ Đoài: đặt một vạch Âm lên trên Thái Dương ta có quẻ Đoài (đầm ao. Đoài vi Trạch). Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tàn

- Quẻ Ly: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Ly (lửa, hơi nóng. Ly vi Hỏa). Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tàn

- Quẻ Chấn: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Dương ta có quẻ Chấn (sấm sét, Chấn vi Lôi). Quẻ này thì Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy

- Quẻ Khôn: đặt một vạch Âm lên trên Thái Âm thành toàn Âm gọi là quẻ Khôn (Đất, Địa. Khôn vi Địa). Quẻ này thì Âm đã thịnh và Dương đã hủy

- Quẻ Cấn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Âm ta có quẻ Cấn (núi non. Cấn vi Sơn). Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tàn.

- Quẻ Khảm: đặt một vạch Âm lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Khảm (nước, chất lỏng. Khảm vi Thủy). - Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tàn

- Quẻ Tốn: đặt một vạch Dương lên trên Thiếu Âm ta có quẻ Tốn (gió. Tốn vi Phong). Quẻ này thì Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy

Quẻ Càn - Quẻ Đoài - Quẻ Ly - Quẻ Chấn - Quẻ Tốn - Quẻ Khảm - Quẻ Cấn - Quẻ Khôn

Như vậy chúng ta đã thấy được bản chất của vũ trụ và sự hình thành các trạng thái khác nhau của khí gọi là Bát Quái

Bát Quái là công thức vĩ mô mô tả vũ trụ với những đặc điểm lư tính cùng quy luật vận động của nó. Để chi tiết hơn, cổ nhân còn ghép Bát Quái chống lên nhau thành 8x8=64 quẻ kép mô tả chi tiết hơn 64 trạng thái và đặc tính của vũ trụ và con người gọi là 64 quẻ kép. Các quẻ ứng với mọi việc người, việc thiên nhiên, khí tượng, thiên văn cũng như dự báo

Ví dụ : Đặt quẻ Càn chồng lên quẻ Tốn (hình vẽ) ta được Quẻ Thiên Phong Cấu ở Ngọ, một vạch Âm ở dưới, là thời kỳ Dương đã cực nên Âm bắt đầu sinh ở dưới. (Nhất Âm Sinh. Dương cực thì Âm sinh), năm gạch Dương ở trên. Cấu là gặp gỡ. Âm đã bắt đầu tới gặp Dương. Đặt ở giờ Ngọ, tháng 5, phương Nam, ứng với tiết Hạ Chí.

Ý nghĩa các con số biểu hiện qua Hà Đồ và Lạc Thư - Bản đồ số hoá vũ trụ cổ nhất :

Các con số được mô phỏng trong một ma trận phát minh từ Hà Đồ, là một bảng về 10 số đếm từ một đến 10, được biểu diển bằng các chấm đen và trắng, xắp sếp thành hai ṿng trong (nội) và ngoài (ngoại) theo đúng bốn phương chính là Nam (ở trên), Bắc (ở dưới), Đông (bên trái), Tây (bên phải). Mười Số đếm trên được chia thành hai loại:

Số Dương (số Cơ) là số lẻ, còn gọi là số Trời (Thiên), được ghi bằng các ṿng tṛn trắng, bao gồm 1, 3, 5, 7, 9. Tổng số Dương là 25

Số Âm (Số Ngẫu) là Số chẵn, còn gọi là số Đất (Địa), được ghi bằng các ṿng tṛn màu đen, bao gồm 2, 4, 6, 8, 10. Tổng số Âm là 30. V́ Âm lớn hơn Dương (30/25) nên ta nói Âm Dương chứ không nói Dương Âm

Mười số trên lại được chia thành hai thành phần là số Sinh (1, 2, 3, 4, 5) và số Thành (6, 7, 8, 9, 10). Số 5 là số cuối của số Sinh, là Cực của Âm Dương, số 10 là số cuối của số Thành là Cực của ngũ hành được đặt ở giữa.

Số Sinh được định vị trí trên không gian bằng cách sắp xếp cho:

Số 1 ở hướng Bắc

Số 2 ở hướng Nam

Số 3 hướng Đông

Số 4 hướng Tây

Số 5 ở Trung Ương hình thành vòng trong của Hà Đồ

Với sự sắp xếp này ta nhận thấy trục Bắc Nam tương ứng với chuỗi sao Bắc Đẩu nên số 1 ở hướng Bắc thì số 2 phải ở hướng Nam. Trục Đông Tây là hướng đi của Mặt Trời từ Đông sang Tây nên số 3 phải ở hướng Đông, và số 4 ở hướng Tây. Như vậy thì sự sắp xếp các số Sinh theo phương hướng hình thành một hệ trục tọa độ trong không gian mà gốc tọa độ ở chính giữa với trục hoành là trục Đông Tây đi từ phải qua trái và trục tung là Bắc Nam hướng từ trên xuống dưới

Số Thành được sắp xếp ở vòng ngoài bằng cách cộng số Trung Ương (số 5) với các số Sinh, và cộng với chính nó thành số 10 để ở chính giữa.

Với sự xắp xếp trên thì số 1 (Âm) ở trên, số 2 (Dương) ở dưới nên Hà Đồ được xoay 180 độ để cho số 2 ở trên, số 1 ở dưới, số 3 bên trái, số 4 bên mặt cho phù hợp với qui luật vận động của tạo hóa là cái trong nhẹ (Dương) bay lên thành Trời, cái đục nặng (Âm) lắng xuống thành Đất (qui luật Dương thăng, Âm giáng)

Số 5, số cuối của số Sinh và số 10, số cuối của số Thành là số của Trời Đất, là "Thể" thì đặt ở chính giữa, các số còn lại là "Dụng" thì hoạt động ở ngoài. Số của Trời Đất (5 và 10) khi cộng lại thì bằng 15, bằng tổng số của các số Sinh nên Trời Đất sinh ra vạn vật. Ở ṿng ngoài, tổng số của các số Dương bằng tổng số của các số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́nh

Năm hành chính cũng được định vị cùng với năm cặp số Sinh và Thành trên Hà Đồ như sau:

Số 1 (Trời) sinh hành Thủy, số 6 (Đất) làm thành hành Thủy

Số 2 (Đất) sinh hành Hỏa, số 7 (Trời) làm thành hành Hỏa

Số 3 (Trời) sinh hành Mộc, số 8 (Đất) làm thành hành Mộc

Số 4 (Đất) sinh hành Kim, số 9 (Trời) làm thành hành Kim

Số 5 (Trời) sinh hành Thổ, số 10 (Đất) làm thành hành Thổ

Như vậy mới hành đều được sinh ra và hình thành bởi sự kết hơp giữa Thiên và Địa và trong Hà Đồ ta có:

Thủy (số 1,6) ở phương Bắc (bởi v́ phương Bắc thì nhiều mưa và lạnh thuộc Thủy)

Hỏa (Số 2,7) ở phương Nam (bởi v́ phương Nam là nơi nhiều nắng, nắng thuộc Hỏa. có nước rồi phải có hơi nóng thì cuộc sống mới hình thành)

Mộc (Số 3,8) ở phương đông (bởi v́ phương đông là nơi Mặt Trời mọc và ấm áp, cây cối xanh tươi, thuộc Mộc)

Kim (Số 4,9) ở phương Tây (bởi v́ phương Tây là nơi Mặt Trời lặn và mát mẻ, Kim Khí thì mát mẻ, thuộc Kim)

Thổ (số 5, 10) ở Trung Ương (bởi v́ ở giữa là Đất, đất nuôi dưỡng và thâu tàng các hành khác, động vật chết thì về Đất)

Số 1 là Thiếu Dương, Dương mới sinh, là số khởi đầu của việc tạo lập các số khác, khởi đầu công cuộc tạo lập vũ trụ vạn vật (bởi v́ số 2 tạo ra do 1 + 1, số 3 do 1 + 2, số 4 do 1 + 3... Từ số 1 ta tạo ra số 2 rồi lần lượt số 3, số 4 và tất cả các số khác)

Số 2 là Thiếu Âm, Âm mới sinh, là số tạo ra các số Âm khác (bởi v́ số 4 tạo ra do 2 + 2, số 6 do 2 + 4...), và Âm cộng Dương mới thành Dương (bởi v́ 3 do 2 + 1, số 5 do 2 + 3, số 7 do 2 + 5...)

Số 3 là Thái Dương, Dương đã lớn, đã có mầm Âm , do Thiếu Dương 1 và Thiếu Âm 2 cộng lại. Dương cộng Dương mới thành Âm (bởi v́ số 4 do 3 + 1, số 6 do 3 + 3, số 8 do 3 + 5...)

Số 4 là Thái Âm, Âm lớn, do do hai Thiếu Âm cộng lại (2 + 2) hoặc do Thiếu Dương (1) và Thái Dương (3) cộng lại mà ra. Cực Dương thì biến thành Âm (bởi v́ 4 do 3 + 1) còn cực Âm thì vẫn là Âm (bởi v́ 4 + 2 là 6, vẫn là Âm), không biến nên ta nói Dương thì động mà Âm thì tịnh.

Khi Âm Dương sinh hành Khí thì nước (Thủy) có trước nhất nên Thủy được mang số 1

Có nước rồi thì cần hơi nóng (Hỏa) thì vạn vật mới sinh nên Hỏa mang số 2

Có nước và hơi nóng thì thảo mộc (Mộc) mới sinh ra nên Mộc mang số 3

Tiếp đến Kim khí hình thành nên Kim mang số 4

Vạn vật sinh hóa từ đất(Thổ) mà ra và cuối cũng trở về đất nên Thổ mang số 5

LẠC THƯ (SỐ CỦA NGŨ HÀNH HẬU THIÊN)

4 9 2

3 5 7

8 1 6

Ma phương Lạc Thư như trên chính là số hoá vũ trụ thời kỳ đã vận động và trưởng thành. Áp dụng vào thế giới thực, thế giới con người.

Lạc Thư chỉ về sự sinh hóa của các Số Ngũ Hành (thuộc về vạn vật, con người). Trên Lạc Thư có 9 con số, không có số 10 và chỉ về việc người (Nhân Sự), thuộc về Đất, nói về Hậu Thiên nên Lạc Thư có hình vuông. Tổng số của các con số trên Lạc Thư (Hậu Thiên) là 45, trong khi trong Hà Đồ (Tiên Thiên) là 55. Tuy không có số 10, nhưng trong Lạc Thư số 5 ở giữa vẩn chu toàn công việc làm cho các số 1 và 6, 2 và 7, 3 và 8, 4 và 9 vẫn đứng cạnh nhau như trong Hà Đồ. Số 5 là số chuyển tiếp, được đất vào giữa để các số Dương 1, 3, 5, 7, 9 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Âm thể hiện Dương sinh Âm, và các số Âm 2, 4, 6, 8, 10 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Dương thể hiện Âm sinh Dương. Tổng số Dương ở ngoài (tức là không tính số Dương 5 ở giữa) bằng tổng số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́nh. Các con số trong Lạc Thư hình thành một Ma Phương Trận, trong đó khi cộng dọc, cộng ngang, hay cộng chéo ta luôn luôn được 15. Trong Hà Đồ thì ở giữa có số Sinh (5) và số Thành (10) của hành Thổ, đó là thuộc Tiên Thiên, tự nhiên, chưa hoạt động. Ở Lạc Thư ở giữa không có số Thành (số 10) của Thổ, và số đó đi hoạt động ở bên ngoài, đó là thuộc Hậu Thiên, vạn vật hoạt động. Trên Địa Bàn thuộc Hậu Thiên thì Thổ ở bốn phương Th́n Tuất Sữu Mùi (Tứ Mộ, Tứ Khố) để phụ giúp các hành kia.

Trong Lạc Thư thì Âm Dương đã phân tán ra đủ 4 Phương và 4 Hướng: các số Dương (số Lẻ) thì đóng ở bốn phương chính (Chính Phương), số Âm (số Chẳn) thì đóng ở bốn hướng phụ (Bàng Phương), làm cho các số Âm Dương đi xen kẻ với nhau để tác động cho nhau mà sinh hóa. Các số thứ tự đều từ dưới đi lên (1 lên 2, 3 lên 4, 5 ở giữa, 6 lên 7, 8 lên 9), có nghiă Thái Cực tịnh ở dưới này đã chuyển động và phân Âm Dương. Âm trong Ngũ Hành chuyển động mạnh khắp 4 phương, 4 hướng để tạo vật. Trái lại, Hà Đồ chỉ có bốn phương chính và Trung Cung, mọi nơi đều có một số Âm và một số Dương bao bọc lấy nhau. Các số thứ tự thì đối xứng nhau theo hai trục Bắc Nam và Đông Tây: 1 qua 2, 3 qua 4, 5 ở giữa, 6 qua 7, 8 qua 9. Trong Hà Đồ thì Âm Dương Ngũ Hành khi đó chưa sinh hóa, còn giữ cơ sở và hợp nhất trong Thái Cực.

Trong Lạc Thư thì tổng số tung hoành đều là 15, số 15 đã đi hoạt động ở ngoài, chỉ còn số 5 ở giữa và do số 5 ấy mà có các số 6, 7, 8, 9 là số Thành nên thuộc về Hậu Thiên. Số của Hà Đồ ở giữa thì tổng số là 15 (10 + 5), bằng tổng số các số Sinh (1, 2, 3, 4) nên thuộc Tiên Thiên.

Số của Lạc Thư cũng có số 10 (1 + 9, 2 + 8, 3 + 7), thêm số 5 ở giữa thành 15. Ở Hà Đồ, số của Trời Đất có 10 (bởi v́ 1 + 2 + 3 + 4 = 10), thêm số Sinh kế tiếp (số 5) thì thành 15.

Ở Lạc Thư thì lấy số 5 Cơ (số lẻ) thống lănh 4 số Ngẫu (số Chẳn), làm dọc ngang cho nhau, ở liền nhau (1 - 6, 2 - 7, 3 - 8, 4 - 9), gây đến cái Dụng của Biến số. Số của Trời Đất cũng lấy số Sinh 5 thống lănh 5 số Thành mở ra cái Thể của Thường Số.

Vạch của Tiên Thiên Bát Quái thì Cơ Ngẫu đối nhau. Ở Lạc Thư thì số Sinh và số Thành cũng đối nhau. Tiên Thiên Bát Quái thì lấy thuần Âm, thuần Dương mà đặt ở dưới, còn Lạc Thư thì lấy số lớn nhất (số 9) và số nhỏ nhất (số 1), nghiă là số Sinh và Thành mà đặt ở dưới

Trong Lạc Thư, nếu bỏ số 5 ở giữa thì số Sinh 1 sẽ ở giữa hai số Thành 6 và 8. Số Thành 9 sẽ ở giữa hai số Sinh 2 và 4. Hai số Sinh 3 và 4 cùng ở một phía, hai số Thành 6 và 7 thì ở cặp bên nhau. Ở Tiên Thiên Bát Quái thì Càn là qủe Dương đặt ở giữa hai quẻ Âm là Tốn và Đoài. Khôn là quẻ Âm đặt ở giữa hai quẻ Dương là Cấn và Chấn. Li Đoài là hai quẻ Âm cùng ở một chổ. Khảm Cấn là hai quẻ Dương cùng ở một chổ.

Như vậy là cũng làm biểu lí cho nhau.

Trong Lạc Thư thì số Sinh 1, 3, 4 được xếp thuận, số Thành 6, 7, 9 được xếp nghịch, số 2 và 8 đối chọi nhau. Ở Hậu Thiên Bát Quái thì Khôn Mẹ cùng Trưởng Nữ, Thiếu Nữ (Li Đoài) được xếp thuận, còn Càn Cha và TruỎng Nam, Thiếu Nam (Khảm Cấn) được xếp nghịch. Phần Trưỡng Nam, Trưỡng Nữ (Chấn Tốn) thì đối chọi nhau. Như vậy cũng làm biểu lí cho nhau. Như vậy Tiên Thiên và Hậu Thiên cũng làm biểu lí, thể dụng cho nhau mà làm cho vũ trụ vạn vật sinh động không ngừng

Số 1 - 6 thuộc Thuỷ ở hướng Bắc

Số 3 - 8 thuộc Mộc ở Đông

Số 5 thuộc Thổ ở giữa

Số 2 - 7 thuộc Hoả ở Nam cuả Hà Đồ chuyển qua Tây

Số 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cuả Hà Đồ được chuyển qua Nam

Sự kiện nay làm cho Phương Vị sinh khắc của Ngũ Hành nơi Lạc Thư trái ngược với Ngũ Hành nơi Hà Đồ: hai hành đối nghịch nhau thì lại tương sinh, còn hai hành đi theo vòng tròn mà lại đi nghịch (nghịch hành) thì lại tương khắc. Sự thay đổi này thể hiện sự thay đổi từ tĩnh qua động, từ Sinh qua Hoá, từ Thể qua Dụng, từ Lư qua Biểu, từ Thái Cực qua Vũ Trụ. Ở Hà Đồ, hai nhóm số 2 - 7 thuộc Hoả ở Nam và 4 - 9 thuộc Kim ở Tây cùng giao nhau ở giữa là Thổ mà tương sinh. Ở Lạc Thư thì hai nhóm số ấy đối chọi cho nhau thành ra Hoả khắc Kim theo chiều nghịch ở ṿng ngoài. Đó là Ngũ Hành đã ra ngoài mà hoạt động nên có khắc chế. Nếu ta lấy 2 - 7 cộng lại thì là số 9 thuộc Kim vẩn còn ẩn ở đó, và lấy số 9 chia ra thì 2 - 7 thuộc Hoả cũng còn bóng dáng ở đó

Hà Đồ tượng trưng cho Nôi Giới (Thiên), Lạc Thư tương trưng cho Ngoại Giới (Địạ), Hà Đồ thuộc về lí Thái Cực, vô hình. Lạc Thư thuộc về Khí Vũ Trụ, hữu h́nh. Hà Đồ là Thể, Lạc Thư là Dụng. Hà Đồ thuộc về Nội Hướng Tiên Thiên, Lạc Thư thuộc về Ngoại Hướng Hậu Thiên. Hà Đồ là Đạo Nội Thánh, nội trị. Lạc Thư là Dạo Ngoại Vương, ngoại trị
READMORE
 

Những quan niệm về sim số đẹp

Sự phân loại tương đối đa dạng các dòng sim số đẹp , nó phụ thuộc vào quan niệm của cả người dùng lẫn nhà cung cấp dịch vụ, bảng phân loại dưới đấy chủ yếu dựa trên thông tin do nhà cung cấp đưa ra.

* Sim tứ quý-ngũ quý-lục quí: thí dụ 0988888888 , 0919999999 , 0919888888 , 01226.100000
* Sim tam hoa: như số 01222.000.888 hoặc 0969.000.888
* Sim lộc phát - phát tài : thí dụ như số 01269.268.268 , 0979.09.69.68 , 0978.232.268 ( nhất lộc phát , nhất lộc phát , mãi lộc phát ) số lộc phát là cặp số 68, ngược lại 86 là phát lộc
* Sim lộc phát vĩnh cửu: thí dụ như số 09xxxxx6899, số lộc phát là cặp số 68, tiếp theo là vĩnh cửu 99
* Sim năm sinh: thí dụ một người sinh ngày 11 tháng 7 năm 1987 có thể đặt mua sim 012x1171987, để ý thấy rằng 6 số cuối của sim là 11.7.1987.
* Sim thần tài - ông địa: thí dụ như số 01202.139.139 , 01296.279.279 , 01258.279.279 , 01254.179.179...
* Sim taxi: thí dụ như số 01288.08.08.08 , đặc biệt như số 01.203.203.203 có tên gọi này là vì các hãng taxi thường dùng
* Sim tiến: thí dụ như số 01203.656789 hoặc 01205.36.37.38 cả cụm số sau theo thứ tự tăng dần, nên được gọi là tiến
* Sim số sảnh: thí dụ như số 01255.012345 , 01288.012345 ... dân nhà giàu và đại gia thừơng rất chuộng những sim so dep như thế này vì theo quan niệm là cuộc sống , công danh , sự nghiệp tiến mãi không ngừng ....
* Sim kép 2 - Kép 3 - Kép 4: thí dụ như số 0946.55.88.11 và dạng độc đáo như số 0946.55.88.00 ...
* Sim gánh đảo:thí dụ như số 0935.193.139

* Sim tam hoa kép vip : thí dụ : 0969.000.888 , 0968.000.888
* Sim taxi vip: thí dụ : 0984.800.800 , 0969.80.80.80 , 0962.90.90.90

* Sim vừa lộc phát vừa thần tài : thí dụ : 0948.26.28.79

Sự phân loại là tương đối, một số có thể ở vài loại khác nhau do tính đặc biệt của nó. Nói chung số đẹp thường là những số dễ nhớ vì tính quy luật của chúng (sim tiến, sim taxi…) hoặc gắn chặt với thông tin cá nhân của người dùng (sim năm sinh).

Trong khi tồn tại số đẹp thì ngược lại cũng có những sim bị coi là xấu chẳng hạn như số 13 theo quan niệm của phương Tây là số đen đủi, còn cặp 78 thì lại bị gán cho cái tên thất bát, ngoài ra những số khó đọc khó nhớ cũng bị xếp vào dạng này. Điều này gây ra tình trạng trái chiều, sim đẹp thì dễ bán còn sim xấu thì lại ế hàng, và là một trong các nguyên nhân gây "cháy" sim so dep ở các hãng di động.

Một số quan niệm về sim số đẹp

Vạn vật sinh ra đều gắn liền với các con số. Mỗi chúng ta sống trong vạn vật cũng đều có các con số gắn với mình. Tỉ như, khi chưa sinh ra bào thai cũng được tính tới 9 tháng 10 ngày; năm nay anh bao nhiêu tuổi, năm tới chị bao nhiêu xuân; theo các nhà tướng số thì thường có câu: chị này có số may, sống chết đều có số cả; hay nói tới các vật gắn liền với cuộc sống hàng ngày là tôi mặc áo 40 đi giày 42,… Chính vì vậy, qua thời gian nhân loại đã tổng hợp, đúc kết thành những quan niệm thể hiện qua các văn hóa vật thể và phi vật thể những công trình, kiệt tác ít nhiều có các con số gắn liền. Dưới đây là những quan niệm về các con số:

Số 1 – Số sinh

Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người.

Số 2 – Con số của sự cân bằng

Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.

Số 3 – Con số Thần bí

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân)

Số 4 – Nhiều quan điểm khác nhau

Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt Nam, con số 4 lại được sử dụng khác nhiều, biểu trưng cho những nhận định

- Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, Nam, Bắc). Thời tiết có bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc).

- Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa). Về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục). Tứ thi (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút , Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chít)

- Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ : (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh). Tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí ).Tứ khoái. Con người có 4 khoái

Số 5 – Điều bí ẩn (cũng là số sinh)

Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) – Người quân từ có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) – Cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Số 5 còn là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Không hiểu sao người lại kiêng cử đi lại ngày này. Ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). Ngũ luân (Vua tôi, Cha con, Vợ chồng, Anh em, Bạn bè).

Số 6 – 8: Con số thuận lợi và vận may

Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát – mệnh lớn, số 6 là số lộc ), thì lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người, càng ngày càng làm ăn phát đạt. Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà.

Ngoài ra lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục long, Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu

Số 7 – Số ấn tượng

Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thất bửu (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não)

Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.

Số 9 - Biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy

Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt:- Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.

Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình cùng dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu, Cửu đỉnh ...
READMORE
 

Sim lộc phát là gì?

Sim lộc phát là một sim có ý nghĩa và là sim số đẹp, được nhiều người yêu thích đặc biệt là giới kinh doanh. Sim Lộc Phát, Phát Lộc: (68,86, 6668, 8886) là cách đọc chệch của Người Hoa cho các con số được phát âm theo tiếng Việt Nam. 6 > Lục (Lộc),  8 > Phát, Bát

Chọn sim lộc phát sao cho đẹp ý nghĩa và đẳng cấp?
- Sim lộc phát là sim có số cuối là cặp số 68, nếu cặp số này lặp lại càng nhiều thì sim số càng đẹp.
- Bạn nên chọn sim lộc phát có hai cặp 68, nếu là ba cặp 68 thì càng đẹp nhưng loại này giá thường rất cao không hợp với túi tiền của nhiều người.

Ý nghĩa và cách chọn sim lộc phát
- Bạn đã chọn tới sim lộc phát chắc hẳn bạn đã biết qua về ý nghĩa con số. Do đó việc chọn sim không chỉ chọn đuôi số mà phải chọn sao cho hài hòa từ đầu tới cuối, càng ít số lỗi càng tốt và tốt nhất là không nên có số lỗi trong sim lộc phát. Bạn chọn loại sim lộc phát sao cho trong dãy số không có số 4 số 7 và đặc biệt không chọn loại sim mà trước số 68 là số 0 - tối kỵ (không lộc phát - xấu) loại sim như số có đuôi là 068.068 đây là loại sim số đẹp giá rẻ, bạn nên chọn loại sim lộc phát mà trước số 68 là các số còn lại. Ví dụ: 99.68.68 (mãi mãi lộc phát); 568.568 (năm lộc phát); 168.168 (nhất lộc phát)...

- Trong các dòng sim số đẹp, sim lộc phát là loại sim mà có giá khá cao đặc biệt loại sim có ba cặp lộc phát lặp lại như 68.68.68 về giá trị nó tương đương sim ngũ quý 8, bên cạnh đó cũng có khá nhiều loại số đẹp giá rẻ như loại chỉ có một hoặc hai cặp số 68.

- Sim giá rẻ nhất của loại sim lộc phát là loại 068 hay 768 (mất lộc phát), bạn có thể tham khảo sim lộc phát đẹp trên chính trang này.
READMORE